Bài này viết về các dạng câu hỏi phủ định :
Đại khái như là “Không phải em lấy chồng rồi sao ???”
Mời các bạn vào bài :
A. Yes/no question thường diễn tả sự ngạc nhiên đi kèm :
Aren’t you ready yet? (em vẫn chưa sẵn sàng à ?:”> )
Sự phàn nàn :
Can’t you turn the volume down? – Bạn không vặn nhỏ cái loa được à ?
Why hasn’t the job been done?
Why don’t we/you còn dùng để đưa ra lời đề nghị :
Why don’t you take a taxi?
Why not use your credit card ;;) ?
B. Câu hỏi phủ định với who, what hay which
Thường để hỏi thông tin :
Who hasn’t returned this library book? – Ai vẫn chưa trả sách thư viện thế?
What can’t you understand? – Bạn không hiểu cái gì nào ?
Which computer isn’t working? – Cái máy tính nào bị hư vậy?
C. Câu hỏi phủ định yes/no còn dùng để tìm sự đồng ý của người nghe:
Isn’t there a quicker way? – Lối kia là nhanh nhất phải không nhỉ .
Haven’t we met somewhere b4 ? – Chẳng phải chúng ta đã từng gặp nhau hay sao ? (chú ý b4 = before nhé, mình chèn một số từ viết tắt để bạn nào chưa biết thì coi như học luôn, sau này chat cho nhanh :-D )
= We’ve met somewhere before, haven’t we ?
D. Chuyển từ câu hỏi khẳng định sang phủ định :
Với trợ động từ (auxiliary verbs) như do, ta thêm n’t :
Positive : Do you like chocolate ?
Negative : Don’t you like chocolate?
Nhưng không dùng : Do not you like chocolate?
Nhưng trong formal English thì not lại đi sau chủ ngữ khi có động từ to-be :
Are we not a democratic people?
(= Aren’t, nhưng cũng không có are not)
Chúng ta có thể dùng các từ phủ định khác như :
Are you never going to marry her ?
Is there no electricity?
E. Nếu từ hỏi (question word) đóng vai trò chủ ngữ
n’t sẽ theo sau trợ động từ. chú ý trong trường hợp này thì not dùng được :
Positive : Who has got a ticket?
Negative : Who hasn’t/ has not got a ticket?
*Trong từ điển Oxford : họ coi have cũng thuộc wh-questions, chứ không chỉ những what, where, when …
Positive : Have you ever been skiing? (Skiing : trượt tuyết)
Negative : Have you never been skiing?
Chú ý quan trọng : tiếng Anh hơi ngược với tiếng Việt – tức là khi hỏi 1 câu hỏi phủ định – thì lúc trả lời là NO – có nghĩa câu trả lời là đồng ý với câu hỏi phủ định đó
Ví dụ :
Tiếng Việt :
Mày chưa xong à ?
Không, tao xong rồi, đi thôi (1)
Nhưng nhiều lúc =)) : Không, tao chưa xong (2)
Tức là chữ “không” dùng khá tùy tiện, người Mỹ mà học tiếng Việt chắc hơi bị đau đầu với vụ này :-))
Tiếng Anh :
Aren’t you ready ?
No, I’m not, but will be in ten minutes (Không, tao chưa xong, nhưng 10 phút nữa là xong) => Chữ No mang ý nghĩa đồng tình với câu hỏi phủ định : “mày chưa sẵn sàng à” .
Yes, I am. Let’s go. (Tao xong rồi, đi thôi )